17-05-2020

bài viết hôm nọ, tôi có nhắc tới cuốn sách "the top five regrets of the dying" (năm điều hối tiếc nhất khi hấp hối). trong đó, điều hối tiếc thứ ba là "i wish i’d had the courage to express my feelings". điều này bị tôi dịch láo là "ước gì tôi đủ can đảm để nói 'bố zít cặc'".

gọi là láo nhưng cũng không hẳn. cái "feelings" của con người tuy đa dạng nhưng xét cho cùng đều thuộc hai trạng thái: yêu/ghét; vui vẻ/tức giận. và xét kĩ hơn nữa, ta thấy ta ghét nhiều hơn yêu, tức giận nhiều hơn vui vẻ. cái thứ cảm xúc ta luôn phải kìm nén, chính là tức giận.

phật giáo xếp giận dữ vào trong "tam độc" (tham, sân, si). công giáo xếp giận dữ vào trong bẩy mối tội. ông bà ta thì dậy rằng "giận quá mất khôn". sự bất lợi, sự xấu xí của giận dữ là điều khá hiển nhiên, không cần phải nói thêm. điều tôi muốn nói là giận dữ không hẳn xấu, không hẳn vô ích và vô nghĩa.

giận dữ là cảm xúc có tính bản năng, mà những gì thuộc về bản năng đều không vô ích. vấn đề là tiết chế, sử dụng đúng lúc chứ không phải triệt tiêu nó. triệt tiêu bản năng là phản tự nhiên. nếu "đàn ông chẳng nên xấu hổ vì có con buồi" (nguyễn huy thiệp) thì con người chẳng nên xấu hổ vì cơn giận dữ. nhưng không phải cứ có buồi là bất kể lúc nào, chỗ nào cũng rút ra, cũng như cơn giận phải bùng lên đúng hoàn cảnh.

giận dữ là một cảm xúc nhằm thiết lập sự công bằng. chính vì biết giận dữ nên loài người mới trở nên văn minh. các giá trị dân chủ, nhân văn là kết quả của những phẫn nộ.

tôi lên máy bay, thằng bần nông móc cống ngồi sau tôi nó gác chân lên tay vịn ghế của tôi, nếu tôi không phẫn nộ thì sự bất công ấy cứ thế diễn ra. thằng móc cống ấy sẽ tiếp tục gác chân lên tay ghế trước những lần sau đó. tình huống này, giận giữ là vô cùng chính đáng.

gần đây tôi đọc một cuốn sách dạng self help ("bài học diệu kì từ chiếc xe rác"), và cũng như phần lớn sách selfhelp, nó khắm lặm. trong cuốn sách ấy, tác giả khuyên chúng ta bỏ qua tất cả những "chiếc xe rác" (từ tác giả dùng để chỉ những người kiểu như thằng móc cống ngồi ghế sau tôi trên máy bay). đành rằng chúng ta không nên để cảm xúc của mình bị cuốn theo ngoại cảnh, nhưng đối diện bất công (gác chân lên tay ghế trước là hành động bất công), thì giận dữ còn là một trách nhiệm.

hầu hết các nền văn hóa hôm nay đều đánh giá thấp vai trò của cơn giận, coi cơn giận như là cái gì xấu xí, vô ích, vô nghĩa. điều đó không sai nhưng chắc chắn đéo đúng. cấu taọ của chúng ta, một phần có cơn giận. nó có ích, nó hợp lý, và không việc gì ta phải xấu hổ vì cơn giận của mình.

đừng để tới lúc hấp hối mới hối tiếc rằng, sao ta quá bẽn lẽn, hiền lành. hãy mạnh dạn tuyên bố "tao đéo hiền". hãy tỏ ra đéo sợ bởi đéo sợ là dũng cảm. hãy một lần can đảm để khảng khái tuyên ngôn: bố zít cặc!

---

nhà thơ nguyễn quốc chánh nhận xét bức tranh này là: "nồng, ngọt, lẳng và đĩ. và ma mị". đây là người thứ ba nói tranh tôi dâm dê (lẳng và đĩ). hai người kia là em kwan và anh bình lưu (được khen. sướng. khoe)

"trừu 11". oil on cavas


Nhận xét

BÀI XEM NHIỀU:

01-06-2020

13-05-2020: Đặt Tên, Bước Khởi Động Của Diễn Giải

31-05-2020

Chuyện vặt văn nghệ sĩ

Lại chìm vào đêm

Khoe giấy khen

29-04-2020: Bướm

Mấy thằng "giáo sư" hệt lũ oánh bả gà, tác phong giọng điệu y chang đám đa cấp..

16-05-2020