Mấy thằng "giáo sư" hệt lũ oánh bả gà, tác phong giọng điệu y chang đám đa cấp..

trên mạng người ta dạy rằng "phải có ước mơ" và phải có ý chí để biến ước mơ thành hiện thực. thú thật, nhìn mấy thằng "giáo sư" hệt lũ oánh bả gà, tác phong giọng điệu y chang đám đa cấp, mà không khỏi buồn nôn.

"ước mơ" là tên gọi thi vị của dục vọng (ham muốn) còn ý chí chính là nguyên nhân khiến ta hay cà khịa bản thân



***

cách đây trên hai chục năm, do đọc một văn bản gì đó mà tôi biết tới câu ngạn ngữ pháp "muốn là được". hai chục năm trước tôi còn quá trẻ, hoặc ít nhất cũng đủ trẻ để đắm đuối với câu ngạn ngữ ấy.

có thể liệt kê ra tám tỉ sự muốn mà ta không bao giờ có thể đạt được. muốn làm tổng thống mỹ, muốn trúng số độc đắc, muốn sở hữu hoa hậụ đại dương..., chả hạn. hoặc khi đang là tổng thống mỹ lại muốn làm tổng thống thế giới cơ, trúng số độc đắc rồi muốn gia tài của bill gate cơ, có hoa hậu đại dương lại muốn hoa hậu trái đất cơ... v.v.

đó là nói cho vui, ai thì cũng biết rằng có những ham muốn viển vông ngoài tầm với, vậy thì các bạn tự nghĩ xem, các bạn đã "được" những gì khi "muốn" những điều đơn giản? thực tế là ngay cả những đều rất nhỏ bé giản đơn thôi, không phải cứ muốn mà được.

dĩ nhiên, "muốn là được" có ý động viên, cổ vũ ý chí, sự quyết tâm, thế nhưng chỉ cần một chút suy nghĩ nghiêm cẩn, ta sẽ thấy rằng những thứ mà người đời thường đề cao như "ý chí", "quyết tâm" thực ra là những thứ tào lao vô bổ. những câu chuyện "truyền cảm hứng" như, vd, học trò nghèo trở thành giáo sư harvard, vừa đi học vừa bán vé số đậu thủ khoa đại học yale, cô bé lượm ve chai trở thành nữ thủ tướng ...v.v. những câu chuyện kiểu như vậy có thể có thật, nhưng đặc điểm của nó là tính cá biệt. tương tự như có hàng triệu người mua vé số nhưng thi thoảng mới có một người trúng độc đắc. và đặc điểm nữa, quan trọng hơn: vốn dĩ thằng học trò nghèo đó có sẵn tố chất để trở thành giáo sư harvard, những cái gọi là "ý chí", "quyết tâm" chỉ đóng vai trò rất phụ.

"muốn là được" còn cho chúng ta thêm một gợi ý suy ngẫm. ta muốn gì? câu hỏi này nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng sự thật nó chẳng ngớ ngẩn chút nào bởi vì muốn biết ta thật sự muốn gì, ta cần phải biết mình là ai đã. biết mình là ai chưa bao giờ là sự biết dễ dàng. muốn biết mình là ai thì cần phải nhìn vào bên trong mình. bên trong mỗi chúng ta có một tấm gương để ta soi, nhưng tấm gương ấy thường bị che mờ bởi tạp niệm, ý thức chung và những "giá trị theo tiêu chuẩn xã hội". ngoại giới ngồn ngộn ngoài kia là tất cả bụi bặm rác rưởi che mờ tấm gương bên trong ta. có một thực tế là, ta luôn tưởng rằng ta kiểm soát được suy nghĩ của mình nhưng thực ra ta chẳng kiểm soát gì cả. suy nghĩ của ta bị những lực lượng bên ngoài kiểm soát. nói nôm na thế này cho dễ hình dung: hầu như ai cũng muốn chiếc iphone đời mới nhất nhưng chẳng có ai tự hỏi "tại sao ta muốn nó?", khi ta đặt câu hỏi như vậy ta mới chợt nhận ra rằng, mình muốn nó bởi vì ai cũng muốn nó, và quan trọng hơn, mình muốn nó bởi vì nhà sản xuất muốn bán nó cho mình. bởi vì, trước khi nhà sản xuất làm ra chiếc iphone, bạn có muốn nó không? rốt lại, cái ta muốn thực ra là cái người khác muốn.

có thể nói rằng, cách ngôn "muốn là được" là tinh thần cốt lõi của chủ nghĩa duy ý chí. chủ nghĩa duy ý chí kích động cơn điên của con người tới độ chúng nghĩ rằng chúng có thể thay đổi, cải tạo cả thiên nhiên. 

duy ý chí hoặc tinh thần "tự do ý chí" (free will) ảo tưởng về tự do, ảo tưởng về sức mạnh ý chí. ảo tượng ấy ngu xuẩn và điên cuồng tới độ nó nghĩ rằng nó có thể chống lại thượng đế (thiên nhiên). 

cuộc đời là một mớ bòng bong của kì vọng và thất vọng bất chấp ý chí của ta thế nào. khi suy nghĩ của ta còn không bị kiểm soát bởi chính ta, thì có đúng "quyết tâm", "ý chí" chỉ là những trò hề hay không?

nếu muốn là được, ta hãy thử muốn sự dễ dàng nhất: muốn không muốn gì cả. và rồi ta nhận ra rằng ngay cả ý muốn này cũng vô cùng khó khăn. ta muốn không muốn gì hết nhưng các hóa chất nội sinh trong ta không cho phép điều dó.

"muốn là được" là ảo tưởng tức cười, nó biến chúng ta thành lũ hề nghiêm trang và duy ý chí. đời sống minh triết là đời sống "đéo muốn", hoặc phải coi mọi sự "muốn mà đéo đươc" như một tất yếu.

"muốn mà đéo được" là trạng thái miên viễn của con người, điều đó khiến con người khổ sở. vậy tại sao không dùng tất cả năng lượng để hướng tới cái sự "muốn không muốn gì".

nói ra ngại quá, nếu không mắc bệnh thèm lồn thì giờ đây mình chả còn ham muốn cái lồn gì hết

07/05/2019

Nhận xét

BÀI XEM NHIỀU:

Chuyện vặt văn nghệ sĩ

01-06-2020

13-05-2020: Đặt Tên, Bước Khởi Động Của Diễn Giải

31-05-2020

Lại chìm vào đêm

17-05-2020

Ẩn dụ & khát khao từ huyền thoại

22-05-2020: Chúng Ta Là Thời Gian

Chơi gôn xứ Việt