14-05-2020

cách đây đã lâu, một nhà dân chủ (ông này cũng được đi tù) có khá đông followers từng "giảng" cho các fans của ổng về descartes. dĩ nhiên, nói về descartes thì không tránh khỏi việc trích dẫn câu kinh điển của descartes: "tôi suy tư, tôi tồn tại" . ông ấy giảng đại khái rằng, tư duy để nghi ngờ, để không bị lừa dối. các bạn trẻ phải biết hoài nghi, không được cả tin, để có tư duy phản biện. hehe rất lăng nhăng thiên thối.

chuyện nhà dân chủ giảng triết học descartes đã lâu, tôi cũng sít quên rồi, nhưng vừa hôm qua thấy một anh (không biết là "nhà" gì) cũng "giảng" cho bá tánh về descartes giống như nhà dân chủ kia từng giảng, nên mới chợt nhớ ra chuyện cũ. có vẻ như hiểu "hoài nghi descartes" một cách dã man tàn bạo như thế không phải là chuyện hiếm, ngược lại, nó rất phổ biến.

lạ nhỉ? descartes có trêu ghẹo gì các anh các chị đâu mà các anh các chị nỡ xuyên tạc, dung tục hóa ông ta đến thế?

descartes viêt "tôi suy tư, tôi tồn tại" trong tiểu luận nổi tiếng "diễn ngôn về phương pháp" ("discourse of the method". cuốn này được dịch và xuất bản ở saigon trước 1975. có hai bản dịch, một trong hai là của trần thái đỉnh), mà người ta thường biết dưới cái tên "phương pháp luận".

hoài nghi không phải là điều mới mẻ, trước descartes chừng hai ngàn năm, thời tiền socrates, đã có một trường phái triết học hoài nghi (dạng tri thức luận). các triết gia chủ nghĩa hoài nghi tuyên bố "tất cả đều đáng hoài nghi". nhưng chủ trương của triết học hoài nghi tiền socrates dung chứa mâu thuẫn ngay từ chủ trương của nó. nếu tất cả đều đáng hoài nghi thì bản thân mệnh đề "tất cả đều đáng hoài nghi" cũng phải bị hoài nghi.

hoài nghi decartes không phải chủ nghĩa hoài nghi tiền socrates. dercartes xem hoài nghi như một phương pháp để xác tín niềm tin, hay tồn tại.

hoài nghi thế giới bên ngoài bởi cảm nhận giác quan, hoài nghi cả thế giới bên trong bởi cảm nhận thân xác. mọi thứ đều không đáng tin, không chắc chắn tồn tại. vậy cái gì đang không chắc chắn sự tồn tại? chính là cái đang hoài nghi. không có cái gì có thể dùng để hoài nghi cái đang hoài nghi.

điểm nhầm lẫn cơ bản nhất của các triết gia bloggers, fbkers, là về cái "tôi". họ nghĩ rằng tôi là cái tôi cá nhân theo quan niệm thông thường. và thế là sai bét. cái tôi thông thường là cái tôi cảm nhận thế giới, cảm nhận thân xác mình. chính bản thân cái tôi đó bị cái-tôi-hoài-nghi hoài nghi.

vậy cái tôi-hoài-nghi là cái gì thế? nó là cái-tôi-tồn-tại, nó là tinh thần thượng đế, là linh hồn, là thượng đế trong mỗi cái tôi thông thường. cái-tôi-tồn-tại này tồn tại bất chấp thân xác, bất chấp những điều kiện tồn tại thông thường.

như vậy, suy tư/hoài nghi của descartes chẳng liên gì tới cả tin, nghi ngờ, phản biện.

quí vị có thể chém gió về đủ thứ, văn chương, lịch sử, chính trị, kinh tế, tôn giáo... bởi vì những lĩnh vực này có phét lác chút cũng không sao. riêng triết học thì không nên. trong triết học, sểnh một li đi một dặm. triết mà phét lác thì rất kinh tởm. tôi nói rất chân thành, bởi sự kinh tởm ấy, trước hết, thuộc về quí vị.

----

em mời các anh chị mua sách mõm vuông 250k + 30 siếp/cuấn. mua 2 cuấn phờ di siếp ạ.

cái địt mẹ nhà các anh các chị lắm nữa!

----

"huê 9". size 60cm x 60cm. oil on cavas


Nhận xét

BÀI XEM NHIỀU:

01-06-2020

13-05-2020: Đặt Tên, Bước Khởi Động Của Diễn Giải

Chuyện vặt văn nghệ sĩ

31-05-2020

Lại chìm vào đêm

17-05-2020

Ẩn dụ & khát khao từ huyền thoại

22-05-2020: Chúng Ta Là Thời Gian

Chơi gôn xứ Việt

Mấy thằng "giáo sư" hệt lũ oánh bả gà, tác phong giọng điệu y chang đám đa cấp..