22-05-2020: Chúng Ta Là Thời Gian
the shadows have surrounded him
everything said goodbye to us, everything goes away
memory does not stamp his own coin
however, there is something that stays
however, there is something that bemoans
"we are the time" [*] - jorge luis borges
[tạm dịch:
bóng tối bao quanh anh.
mọi thứ nói lời vĩnh biệt, mọi thứ biền mất.
ký ức không lưu lại dấu vết của mình.
thế nhưng, vẫn còn điều gì ở lại
thế nhưng, vẫn còn điều gì thở than]
bukowski nói rằng, với ông bóng tối là ánh sáng, khi bóng tối trùm kín căn phòng khách sạn rẻ tiền của ổng, đó là ánh bình minh. còn với borges thì bình minh là thứ vô dụng, ổng viết "rạng đông vô dụng tìm thấy tôi trong một ngõ phố hoang vắng. tôi dài hơn đêm". tôi dài hơn đêm, như một sự tiếc nuối, bất lực. tôi không thể ngắn hơn đêm nên ánh bình minh vô dụng và đáng ghét kia đã tìm thấy tôi.
(tố hữu thì khác nhé. tố hữu bảo rằng "từ ấy trong tôi bừng nắng hạ. mặt trời chân lí chói trong tim". trong tim của tố hữu và những đồng chí đồng nghiệp của ổng chứa đầy chân lí nên con tim ấy không còn chỗ cho xúc cảm. những trái tim vô cảm chỉ thích nắng, nóng, máu lửa, và cướp kho thóc)
triết học từ đông sang tây gặp nhau thường xuyên ở quan niệm "hiện tại là thực tại/hiện thực". chỉ hiện tại là thực còn dĩ vãng/ tương lai là ảo, không thật. vì thế, chúng ta chỉ cần quan tâm, và sống trong hiện tại. tất nhiên điều này đúng, nhưng nếu hiểu theo cách cực đoan thì phải chăng chúng ta vứt bỏ lịch sử, vứt bỏ cả căn cước cá nhân? bởi vì lịch sử của ta làm nên căn cước của ta. ít hay nhiều, quá khứ của ta định nghĩa ta, qui đinh suy nghĩ và hành vi hiện tại của ta.
thực ra thì việc vứt bỏ quá khứ là ý hướng tính lí tưởng. do đó nó không bao giờ triệt để dù ta cố gắng cách nào. linda lê, nhà văn thành danh tại pháp viết bởi những ám ảnh của quá khứ, của lịch sử chủng tộc và cá nhân. bà ta ví quá khứ như một đứa trẻ chết trên lưng mà không bao giờ bà vứt bỏ nó được.
tôi thì thấy dĩ vãng đôi khi giống như một cục cứt to và rắn câng mà ta phải nuốt. kinh tởm, nhưng phải nuốt. thế nhưng cố gắng để nuốt xong thì dĩ vãng vẫn không buông tha. mùi cứt vẫn nồng trong miệng. tới khi miệng đã hết mùi, tưởng thoát thì nào ngờ bất chợt lại ợ lên, mùi dĩ vãng thối hoăng lại ộc thẳng từ đáy ruột già lên cánh mũi. kinh tởm mà quyến rũ. chua xót mà ngọt ngào. đớn đau mà thống khoái.
giống như borges, bukowski, tôi cũng thích bóng tối. thích theo nghĩa đen luôn (tôi không biết borges, bukowski thích bóng tối theo nghĩa gì). ngồi trong phòng ban ngày, tôi phải kéo hết rèm cửa lại. ánh sáng ban ngày, nhất là ánh nắng cho tôi cảm giác tí tởn, hứ hửng, hả hê, mãn nguyện, nông cạn, hời hợt, và dĩ nhiên, đáng ghét. ngược lại, bóng tôi cho tôi thấy cuộc đời hiện ra với vẻ bí ẩn lung linh, buồn thảm, và chân xác.
chiều qua, khi rời saigon thì trời đang nắng bỗng sầm lại, lác đác vài giọt mưa. chả còn gì níu giữ nhưng sao có cảm giác chia li ngậm ngùi. có lẽ vì saigon là cả một "khung trời dĩ vãng". chợt nhớ apollinaire, "con tầu thời gian đang tiến lại gần. để cho anh thốt nhiên thấy tiếc", chợt nhớ em lệ quyên mắt toét "chiều nao tiễn nhau đi khi bóng ngả xế tà", chợt nhớ ông nhà quê nguyễn bính "cây đàn sum họp đứt từng dây. những đời phiêu bạt thân đơn chiếc". tất cả những hình ảnh đó đều không thật, nó cũ kĩ và gợi dĩ vãng. nhưng nó đều đẹp vì nó buồn thảm buồi nguồi.
tôi phong thánh tiếng cười và tôi nâng niu nỗi buồn. tôi thích bóng tối. nếu dĩ vãng chỉ hiện ra với vẻ lung linh thì bóng tối che đi những chi tiết thừa thãi của cuộc đời.
---
[*] bài thơ "we are the time" còn phần đầu nói về heraclitus cùng triết lí bất hủ của gã hy lạp, tôi cắt bỏ vì nó hơi rối rắm triết lí
rạch giá 22/5/2019
---
gọi bức chanh xơn jầu nài là "lỗ thủng thời gian" cho ló bí hỉm và văn học, nhờ!?
everything said goodbye to us, everything goes away
memory does not stamp his own coin
however, there is something that stays
however, there is something that bemoans
"we are the time" [*] - jorge luis borges
[tạm dịch:
bóng tối bao quanh anh.
mọi thứ nói lời vĩnh biệt, mọi thứ biền mất.
ký ức không lưu lại dấu vết của mình.
thế nhưng, vẫn còn điều gì ở lại
thế nhưng, vẫn còn điều gì thở than]
bukowski nói rằng, với ông bóng tối là ánh sáng, khi bóng tối trùm kín căn phòng khách sạn rẻ tiền của ổng, đó là ánh bình minh. còn với borges thì bình minh là thứ vô dụng, ổng viết "rạng đông vô dụng tìm thấy tôi trong một ngõ phố hoang vắng. tôi dài hơn đêm". tôi dài hơn đêm, như một sự tiếc nuối, bất lực. tôi không thể ngắn hơn đêm nên ánh bình minh vô dụng và đáng ghét kia đã tìm thấy tôi.
(tố hữu thì khác nhé. tố hữu bảo rằng "từ ấy trong tôi bừng nắng hạ. mặt trời chân lí chói trong tim". trong tim của tố hữu và những đồng chí đồng nghiệp của ổng chứa đầy chân lí nên con tim ấy không còn chỗ cho xúc cảm. những trái tim vô cảm chỉ thích nắng, nóng, máu lửa, và cướp kho thóc)
triết học từ đông sang tây gặp nhau thường xuyên ở quan niệm "hiện tại là thực tại/hiện thực". chỉ hiện tại là thực còn dĩ vãng/ tương lai là ảo, không thật. vì thế, chúng ta chỉ cần quan tâm, và sống trong hiện tại. tất nhiên điều này đúng, nhưng nếu hiểu theo cách cực đoan thì phải chăng chúng ta vứt bỏ lịch sử, vứt bỏ cả căn cước cá nhân? bởi vì lịch sử của ta làm nên căn cước của ta. ít hay nhiều, quá khứ của ta định nghĩa ta, qui đinh suy nghĩ và hành vi hiện tại của ta.
thực ra thì việc vứt bỏ quá khứ là ý hướng tính lí tưởng. do đó nó không bao giờ triệt để dù ta cố gắng cách nào. linda lê, nhà văn thành danh tại pháp viết bởi những ám ảnh của quá khứ, của lịch sử chủng tộc và cá nhân. bà ta ví quá khứ như một đứa trẻ chết trên lưng mà không bao giờ bà vứt bỏ nó được.
tôi thì thấy dĩ vãng đôi khi giống như một cục cứt to và rắn câng mà ta phải nuốt. kinh tởm, nhưng phải nuốt. thế nhưng cố gắng để nuốt xong thì dĩ vãng vẫn không buông tha. mùi cứt vẫn nồng trong miệng. tới khi miệng đã hết mùi, tưởng thoát thì nào ngờ bất chợt lại ợ lên, mùi dĩ vãng thối hoăng lại ộc thẳng từ đáy ruột già lên cánh mũi. kinh tởm mà quyến rũ. chua xót mà ngọt ngào. đớn đau mà thống khoái.
giống như borges, bukowski, tôi cũng thích bóng tối. thích theo nghĩa đen luôn (tôi không biết borges, bukowski thích bóng tối theo nghĩa gì). ngồi trong phòng ban ngày, tôi phải kéo hết rèm cửa lại. ánh sáng ban ngày, nhất là ánh nắng cho tôi cảm giác tí tởn, hứ hửng, hả hê, mãn nguyện, nông cạn, hời hợt, và dĩ nhiên, đáng ghét. ngược lại, bóng tôi cho tôi thấy cuộc đời hiện ra với vẻ bí ẩn lung linh, buồn thảm, và chân xác.
chiều qua, khi rời saigon thì trời đang nắng bỗng sầm lại, lác đác vài giọt mưa. chả còn gì níu giữ nhưng sao có cảm giác chia li ngậm ngùi. có lẽ vì saigon là cả một "khung trời dĩ vãng". chợt nhớ apollinaire, "con tầu thời gian đang tiến lại gần. để cho anh thốt nhiên thấy tiếc", chợt nhớ em lệ quyên mắt toét "chiều nao tiễn nhau đi khi bóng ngả xế tà", chợt nhớ ông nhà quê nguyễn bính "cây đàn sum họp đứt từng dây. những đời phiêu bạt thân đơn chiếc". tất cả những hình ảnh đó đều không thật, nó cũ kĩ và gợi dĩ vãng. nhưng nó đều đẹp vì nó buồn thảm buồi nguồi.
tôi phong thánh tiếng cười và tôi nâng niu nỗi buồn. tôi thích bóng tối. nếu dĩ vãng chỉ hiện ra với vẻ lung linh thì bóng tối che đi những chi tiết thừa thãi của cuộc đời.
---
[*] bài thơ "we are the time" còn phần đầu nói về heraclitus cùng triết lí bất hủ của gã hy lạp, tôi cắt bỏ vì nó hơi rối rắm triết lí
rạch giá 22/5/2019
---
gọi bức chanh xơn jầu nài là "lỗ thủng thời gian" cho ló bí hỉm và văn học, nhờ!?
Nhận xét
Đăng nhận xét