Ẩn dụ & khát khao từ huyền thoại

thần thoại là sáng tạo tập thể, là trí tuệ dân gian. tất cả thần thoại luôn ẩn chứa những triết lý, quan niệm của một cộng đồng về các hiện tượng từ thiên nhiên tới con người, và hơn hết, lồng trong các thần thoại bao giờ cũng là khát vọng của cộng đồng ấy. nói như karl jung, thần thoại được xây dựng nên bởi vô thức tập thể. chất & lượng (bao gồm thông điệp, quan niệm, triết lý, khát vọng...) của thần thoại phụ thuộc vào chất lượng vô thức tập thể.



trên thế giới có những thần thoại lớn được hệ thống và trở thành một ngành nghiên cứu, có thể kể thần thoại hy lạp, la mã, ấn độ, ba tư...v.v, đáng kể nhất trong số này là bộ thần thoại hy-la. ở thần thoại hy-la, con người tìm thấy những triết lý nhân sinh không bao giờ cũ, những triết lý có thể coi là những chân lý. thời đại nào, văn hóa nào cũng có thể tìm thấy trong thần thoại hy-la những lý giải đời sống cho riêng mình. 

"i love you because i love you". 

"tình yêu là gì?"

"tình yêu là tình yêu!" 

"không thể định nghĩa một danh từ bằng chính danh từ đó"

"có thể, nếu danh từ đó trống rỗng không nội hàm" [*]. 

câu hỏi tình yêu là gì là câu hỏi không có câu trả lời hay nói cách khác là có muôn vàn câu trả lời. xưa thế, và tới nay vẫn thế. thần thoại hy lạp cho chúng ta biết về tình yêu thông qua thần ái tình, eros. thần ái tình eros là một thằng nhóc, công cụ gieo rắc tình yêu của chú bé ấy là cây cung, nó bắn ra những mũi tên tình yêu một cách ngẫu hứng, hồn nhiên, vô mục đích, đúng tính chất của con trẻ. ai trúng mũi tên của eros, người đó (biết) yêu. những mũi tên của eros hồn nhiên, ngẫu hứng, do đó con người ta yêu mà không biết tại sao. 

một ẩn dụ khác: ống tên của eros chỉ lơ thơ vài mũi, trong khi đó loài người nhung nhúc, bởi vậy không phải ai cũng biết yêu và được yêu

và nữa, chú bé thần tình yêu là con của nữ thần sắc đẹp aphrodite và thần chiến tranh ares. điều này cho ta biết thêm, rằng tình yêu là mối tương giao, là sự đan xen của ngot ngào và đau khổ.

sau khi biết sự thật rằng mình đã giết cha rồi cưới mẹ, chàng oedipus, vua xứ thabes đã tự chọc mù mắt mình. hành động của oedipus không phải là hành động tự trừng phạt, mà nó là một ẩn dụ cho triết lý hết sức cao minh. nếu là tự trừng phạt, tại sao oedipus không tự cắt dái, chặt tay, hoặc xẻo rom, mà lại là chọc mù mắt? chỉ một hành vi thôi mà nó cho chúng ta chiêm nghiệm nhức óc về lẽ hiện sinh. triết lí này phổ quát từ đông sang tây từ nam xuống bắc. chúng ta bắt gặp triết lí này ở khắp nơi, từ các triết gia tây phương cho tới các nhà hiền triết phương đông, các thánh nhân, sư tổ tôn giáo, từ hindu, jaina, phật, cho tới lão, trang.

chúng ta luôn nhìn ra bên ngoài, rốt cuộc suốt đời chúng ta vô minh. chúng ta đi tìm chân lí bên ngoài, để rồi mãi mãi không thấy gì. nhìn ra ngoài là không nhìn mình. không tự nhìn mình, ta xa rời bản thân, xa rời chân lí nội tại. chúng ta "có mắt như mù". chàng oedipus có mắt sáng lại sở hữu tài năng cùng trí tuệ trác việt, nhưng rốt cuộc, bằng đôi mắt nhìn ra bên ngoài, chàng phạm vào tội ác khủng khiếp. chọc mù mắt là hành vi đi tìm chính mình, nhìn vào bên trong, trở về với mình. hiểu mình là hiểu tất cả, bởi khi ta thấy ta (atman) ta sẽ thấy tất cả, đó là vũ trụ toàn thể (brahman). tiểu ngã thấy mình trong đại ngã, ấy là chân ngã.

trên đây mới chỉ là hai tích trong thần thoại hy lạp dẫn ra cách ngẫu nhiên, còn thực tế thần thoại hy lạp trùng điệp lớp lang điển tích  trong đó ẩn chứa những triết lí hết sức cao thâm minh triết. những ẩn dụ hiện sinh trong thần thoại hy lạp mang tầm vóc nhân loại.

như đã viết trên đầu bài, thần thoại là vô thức tập thể, là trí tuệ một cộng đồng. ẩn đằng sau thần thoại là những triết lí nhân sinh, những khát vọng của cộng động ấy. và giờ ta thử xem xét đôi nhát thần thoại mõm vuông.

chử đồng tử, một thằng khố rách - thậm chí khố rách còn không có, phải ở truồng - lấy được công chúa. và chử đồng tử lấy được công chúa vì lí do gì? vì chử có quả dương vật ngoại cỡ [**]. đơn giản vậy đấy! tích chử đồng tử lấy công chúa là khát vọng đổi đời của một dân tộc nghèo mạt rệp, đói thối mồm. nghèo gia truyền đói truyền kiếp. ngoài ra, khát vọng sở hữu quả dương vật ngoại cỡ là khát vọng có thật ("mõm vuông ước củ khoai to/đánh đu tây hãi, kéo co tầu gờm" - ka zao). khát vọng đổi đời bằng thứ giản đơn có sẵn là thứ khát vọng kiểu há miệng chờ sung, thứ khát vọng hạ tiện, ngu đần, lười biếng, và còn có cả láu cá mất dạy nữa. 

lạc long quân lấy âu cơ, hai đứa đẻ trăm con rồi một ngày, không vì bất cứ lí do gì, chúng li dị. giống như vũ-thảo, nhưng vì không có tiền như vũ-thảo nên chúng chia con. không hề có bất cứ một ẩn dụ triết lí nào trong thần thoại lạc long quân-âu cơ nếu không kể tới cái triết lí hết sức rẻ tiền mà ngày nay, tại thời điểm này, lũ mõm vuông vẫn đang hả hê truyền bá.

"không vui nữa thi chia tay", "hết yêu rồi thì đừng chịu đựng nhau", "không thích thì giải thoát cho nhau"... v.v. rất văn minh phải không? hóa ra mõm vuông chúng mình đã văn minh từ nhiều ngàn năm trước, văn minh hệt như ông bà tổ lạc-âu.

gần đây cô bạn tôi kể, trong cty của cô ấy, một trăm phần trăm "sinh gồ măm". cô ấy dùng chữ "single mom" cho trường hợp các đồng nghiệp của mình là không đúng lắm, bởi vì single mom là không chồng mà có con, trong khi các cô ấy có lấy chồng, đẻ đôi ba nhát, rồi "không vui nữa thì chia tay". tất nhiên, mỗi một cuộc li hôn bởi "không vui nữa" lỗi không thuộc hoàn toàn các cô. lỗi đó, thằng đực của các cô phải gánh phần lớn. 

bất luận thế nào, bất kể văn minh hiện đại tân tiến ra sao, thì cứu cánh của hôn nhân không bao giờ là "vui/yêu/thích". hôn nhân là khó khăn, là trách nhiệm. trách nhiệm của những kẻ kết hôn là vượt khó chứ không phải sểnh ra là  "buông bỏ", bởi vì trách nhiệm ấy gắn với những đứa trẻ. một đứa trẻ thiếu cha hoặc mẹ, hứa hẹn lớn nhất nó có thể: đồ mất dậy! 

âu cơ-lạc long quân, tổ phụ chủng mõm vuông, li dị. kết cuộc là cả một dân tộc mất dậy. phải chăng đó chính là ẩn dụ của tích lạc-âu?

----

[*] [**] trích dẫn từ kì thư nào đó của bác văn vương, không "rắm..." thì "ruồi...", phi "ruồi..." ắt "chuồng xí...", không "chuồng xí..." thì "vãi cứt suy tư" ko suy tư thì "suy niệm phê tê búc" èo ôi đéo ai mà nhớ

15.4.2023

Nhận xét

BÀI XEM NHIỀU:

Chuyện vặt văn nghệ sĩ

01-06-2020

13-05-2020: Đặt Tên, Bước Khởi Động Của Diễn Giải

31-05-2020

Lại chìm vào đêm

17-05-2020

22-05-2020: Chúng Ta Là Thời Gian

Chơi gôn xứ Việt

Mấy thằng "giáo sư" hệt lũ oánh bả gà, tác phong giọng điệu y chang đám đa cấp..