Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2020

27-04-2020

Hình ảnh
đầu năm gieo quẻ dịch, ra quẻ "lôi phong tiểu dị", hào tam, ngư vô bao. hung. y rằng nằm viện triền miên. dạo trước, có một nhà văn lớn tỉ tê với tôi rằng, chỉ nên xuất hiện trước mặt người đời khi ta khỏe mạnh đẹp đẽ, còn khi ốm đau thì trốn cho kĩ, đừng cho đứa nào thăm nom, bởi vì chúng nó tới viện thăm mình thì ít mà tới để tỏ lòng thương hại, tới để khoái trá trước vẻ tiều tụy yếu đuối của mình thì nhiều. tôi thì không phòng thủ tiêu cực như nhà văn nọ, nhưng tôi thấy ổn khi một mình trong viện. thậm chí không một lời thăm hỏi, của bất cứ ai, kể cả người ruột thịt. tôi không có cảm giác buồn, "tủi thân", mà chỉ thấy thoải mái. sự thoải mái ấy có được nhờ cảm giác: mình không làm phiền tới ai. trong bài tùy bút "người dựng lễ đài tuyên ngôn độc lập" (viết năm 1993), nhà văn phùng quán chép lại lời của nguyễn hữu đang: “chú có biết điều lo lắng nhất của tôi hiện nay là gì không? tôi lo nhất là không biết chết ở đâu. lúc sống thì tôi ở n

29-04-2020: Bướm

Hình ảnh
mr Tam Mao, một điền chủ đẹp trai vùng phú thượng đồng thời là đại lí độc quyền "mõm vuông's book" tiết lộ rằng, một lượng không nhỏ độc giả của mõm vuông là những quí cô U70. thế rồi gã nhăn nhở kể, nhiều cô hỏi gã rằng, em là thế nào với anh bác? là bạn, gã trả lời. ôi vậy thì giữ số của chị đi, khi nào anh bác ra thủ đô thì cho chị biết, đặng chị thu xếp bữa tiệc trà bồm... gã kể chuyện đó với vẻ coi thường tôi, dĩ nhiên rồi, bởi vì gã còn trẻ, lại đẹp trai, và chưa đủ độ lịch duyệt. nếu đã từng trải và đủ độ lịch duyệt thì gã phải hiểu rằng U70 là độ tuổi tuyệt vời. trong truyện ngắn "những người thợ xẻ", nhà văn nguyễn huy thiệp đã cho nhân vật của mình tuyên bố một câu cực chất (theo tôi, nó hầu như một chân lí vậy): "ai lại đi tính tuổi bướm bao giờ". thật vậy, chỉ có kẻ thất phu mới đi tính tuổi bướm. bướm là để tôn thờ và nâng niu và trìu mến và ngưỡng mộ và kính cẩn và biết ơn... và v.v chứ bướm không bao giờ dùng để tính niên đạ

01-05-2020: Đùa luận

Hình ảnh
feynman [*] kể, khi còn là sinh viên đại học mit, ông ta chỉ quan tâm tới chuyên ngành của ổng, tuyệt đối không quan tâm các ngành học khác. khổ nỗi mit qui định, sinh viên phải chọn học thêm môn "nhân văn" cho có "thêm văn hóa", thế là feynman chọn triết. ổng chọn triết với lí do cực chính đáng: "chả nhẽ chọn văn học pháp". (tôi tin rằng, giới học tự nhiên rất dễ dàng tiếp cận với các môn xã hội, ngược lại, giới học xã hội thường dốt đặc các môn tự nhiên. không mấy ngạc nhiên khi đám toán, lý có khiếu thẩm mỹ rất tốt và họ viết cũng rất hay, trong khi đám nhà văn, nhà thơ, họa sĩ thường có một niềm tự hào khó hiểu: dốt toán. tôi không biết đám văn thi họa muốn chứng tỏ điều gì khi khoe mình dốt toán). feynman kể rằng, giáo sư triết của ông không giảng bài, mà ông ta cứ lẩm bẩm, rất khó nghe. feynman phải cố gắng căng tai nghe, nhưng càng chăm chú thì càng không hiểu giáo sư nói gì. trong khi đó thì bạn cùng lớp họ đều hiểu giáo sư nói gì. "h

08-05-2020: Uống & giận dữ

Hình ảnh
4h sáng tỉnh giấc. miệng khát khô vì bữa nhậu tối qua. tới tối qua là đúng hai tháng không có một giọt rượu nào. sau hai tháng kiêng khem, tửu lượng xuống hẳn. bốn chai bia và bốn "sót" smiranoff trộn lẫn, thế mà đã lướt khướt. mò chai nước làm một hơi hết sạch rồi ngồi đần thối trong không gian đen kịt. chợt nhớ tới bukowski. lão quái khọm ấy bảo rằng, bóng tối căn phòng khách sạn rẻ tiền chính là ánh mặt trời của lão. nghĩ về bukowski xong thì thấy buồn oánh rắm, bèn rặn, nhưng rắm không ra mà ra một đống bã. thật đáng buồn, bụng dạ ta phản bội ta còn lỗ đít ta thì chơi khăm ta bằng cách phát tín hiệu sai. cứ ngồi nguyên đó, bất động cùng đống bã trong quần. cảm giác cũng không tệ, ngược lại, còn thấy dường như có cái gì đó gần với khoái cảm. có lẽ đây chính là thứ mà dostoievski gọi là "khoái cảm ô nhục". cuộc đời không chỉ khó khăn bởi những nặng nề tham muốn, nó còn khó khăn bởi cả những thứ nhẹ nhàng lặt vặt. không hẳn là "nhẹ khôn kham" như của

11-05-2020

Hình ảnh
"từng cái lồn bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ" là một câu trong bài thơ "vô địch" của thi sĩ trứ danh bùi chát. câu này và cả bài thơ "vô địch" được các nhà phê bình văn chương cánh tả ca tụng rụng lưỡi. họ bảo đó là câu thơ hay nhất, bài thơ giầu biểu tượng lắm ẩn dụ nặng triết lí nhất. tôi không biết gì về văn thơ nên tôi không biết câu và bài thơ ấy có đúng như các nhà phê bình nói hay không, nhưng tôi biết câu thơ ấy nhại ca từ của trịnh công sơn "từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ". tiếp theo, trịnh công sơn viết "ôi những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa". mưa sẽ tạnh, lời thề sẽ theo gió cuốn đi. bởi vậy, lời hẹn thề là những cơn mưa. câu tiếp theo của bùi chát thì không đi theo mạch cảm xúc của trịnh công sơn. câu tiếp của bùi chát tôi không nhớ (chắc vì tính biểu tượng quá cao nên khó nhớ), nhưng tôi ước gì, câu tiếp sau sẽ là "ôi lũ lồn các loại, lời hẹn thề là đám lông mu". lôn

12-05-2020

Hình ảnh
khổng tử bảo "ngũ thập tri thiên mệnh". dĩ nhiên, không phải cứ ngũ thập sẽ tri thiên mệnh, mà nó cần điều kiện. giáo dục, kiến văn, trải [và] chiêm nghiệm. tôi ngũ thập và đáp ứng đủ điều kiện khổng khâu đòi hỏi. vậy cái "thiên mệnh" mà tôi "tri" là gì? oscar wilde bảo "tôi không đủ trẻ để biết tất cả". tôi đồng ý với cả wilde lẫn khổng. người trẻ biết tất cả bởi người trẻ không biết gì. người già cũng không biết gì nhưng người già biết họ không biết gì. lưu ý: không phải cứ già là biết mình không biết gì. 99,5% lũ già luôn tưởng hay, nói như thánh phán. già mà đắc chí ra cái điều hiểu biết là thứ già mất nết. "tri thiên mệnh" nghĩa là biết chẳng biết cái đéo gì sất. hiểu biết lớn nhất là biết mình đéo biết gì. đời sống một cá nhân vô nghĩa và đời sống của nhân loại còn vô nghĩa hơn. tất cả mọi tư tưởng cao siêu cao đẹp trên đời thật thật sự chỉ là rác rươi. tất cả là rác rưởi. vô nghĩa tuyệt đối. và ta yêu cuộc sống này bở

13-05-2020: Đặt Tên, Bước Khởi Động Của Diễn Giải

Hình ảnh
hôm qua, ông Lim Dim, nhà phê bình mỹ thuật hạng tám (không có nghĩa tôi sẽ gọi các nhà phê bình mỹ thuật chuyên nghiệp là hạng một), nhà siu tập hạng chín, gọi bức tranh (hình đăng kèm) của tôi là "trĩu trịt". và điều đó làm tôi kinh ngạc. tôi đang định đặt tên nó là "zã man zợ" cơ. gần đây, ngẫu nhiên nhìn thấy một trang có tên "họa sĩ và nhà sưu tập" nên tôi tò mò click. tôi sẽ không bình luận gì về tranh pháo (nếu thấy thán phục, tôi sẽ cho phép mình bình luận) nhưng tôi cười đến nôn ruột khi thấy cái cách các họa sĩ đặt tên cho họa phẩm của họ. [vd] vẽ bông hoa hồng, họ đặt tên bức tranh là "hoa hồng", vẽ cô gái ngồi cạnh lọ hoa, họ đặt tên là "thiếu nữ bên hoa", vẽ vài con thuyền trên nền mây nước, họ đặt tên "làng chài buổi sớm"... v.v. thú thật, tôi vô cùng thán phục cái tư duy minh họa hiện thực - thứ tư duy đè họ xuống thấp hơn cả loài gián - của họ. chẳng những minh họa hiện thực bằng họa phẩm, họ còn mang cái tư

14-05-2020

Hình ảnh
cách đây đã lâu, một nhà dân chủ (ông này cũng được đi tù) có khá đông followers từng "giảng" cho các fans của ổng về descartes. dĩ nhiên, nói về descartes thì không tránh khỏi việc trích dẫn câu kinh điển của descartes: "tôi suy tư, tôi tồn tại" . ông ấy giảng đại khái rằng, tư duy để nghi ngờ, để không bị lừa dối. các bạn trẻ phải biết hoài nghi, không được cả tin, để có tư duy phản biện. hehe rất lăng nhăng thiên thối. chuyện nhà dân chủ giảng triết học descartes đã lâu, tôi cũng sít quên rồi, nhưng vừa hôm qua thấy một anh (không biết là "nhà" gì) cũng "giảng" cho bá tánh về descartes giống như nhà dân chủ kia từng giảng, nên mới chợt nhớ ra chuyện cũ. có vẻ như hiểu "hoài nghi descartes" một cách dã man tàn bạo như thế không phải là chuyện hiếm, ngược lại, nó rất phổ biến. lạ nhỉ? descartes có trêu ghẹo gì các anh các chị đâu mà các anh các chị nỡ xuyên tạc, dung tục hóa ông ta đến thế? descartes viêt "tôi suy tư,

16-05-2020

Hình ảnh
câu chuyện "bệnh nhân người anh" (ca bệnh số 91. con số 91 là con số đặc biệt. nếu đứng ở góc nhìn "ba cây" thì nó là con số lí tưởng [lớn nhất] nhưng đứng ở góc nhìn "bài cào" thì nó là con số rất tệ [nhỏ nhất/bù]) đã xuất hiện trên tờ the telegraph. có vẻ như ngành y tế của ta đang quyết tâm cứu bằng được bệnh nhân này. nếu bệnh nhân qua khỏi, uy tín của ngành y nói riêng và của đảng, nhà nước ta nói chung, sẽ tăng le vồ tới chóng mặt. ta cùng hi vọng, con số 91 kia sẽ là c on số của bộ môn "ba cây" và câu chuyện bệnh nhân người anh sẽ hay hơn, nổi tiếng hơn bộ phin cùng tên của hollywood. có vài chi tiết cần lưu ý loạt con bệnh ở ổ dịch bar buddha đều đã khỏi từ tám hoánh thì chàng người anh vẫn lãng du trên giường bệnh trong các case dương tính người việt được xếp vào loại nặng, có trường hợp mang bệnh nền, có trường hợp rất già (88 tuổi), nhưng tất cả đều qua khỏi. trong khi đó chàng hồng mao tuổi trẻ, không bệnh, thì đang thập tử

17-05-2020

Hình ảnh
bài viết hôm nọ, tôi có nhắc tới cuốn sách "the top five regrets of the dying" (năm điều hối tiếc nhất khi hấp hối). trong đó, điều hối tiếc thứ ba là "i wish i’d had the courage to express my feelings". điều này bị tôi dịch láo là "ước gì tôi đủ can đảm để nói 'bố zít cặc'". gọi là láo nhưng cũng không hẳn. cái "feelings" của con người tuy đa dạng nhưng xét cho cùng đều thuộc hai trạng thái: yêu/ghét; vui vẻ/tức giận. và xét kĩ hơn nữa, ta thấy ta ghét nhiều hơn yêu, tức giận nhiều hơn vui vẻ. cái thứ cảm xúc ta luôn phải kìm nén, chính là tức giận. phật giáo xếp giận dữ vào trong "tam độc" (tham, sân, si). công giáo xếp giận dữ vào trong bẩy mối tội. ông bà ta thì dậy rằng "giận quá mất khôn". sự bất lợi, sự xấu xí của giận dữ là điều khá hiển nhiên, không cần phải nói thêm. điều tôi muốn nói là giận dữ không hẳn xấu, không hẳn vô ích và vô nghĩa. giận dữ là cảm xúc có tính bản năng, mà những gì thuộc về bản nă

20-05-2020

Hình ảnh
ấn độ là xứ sở có một nền văn hóa vĩ đại. nói tới triết học, tư tưởng phương đông, ấn độ là nơi phải xét tới trước tiên. con sông hằng linh thiêng là nơi có rất nhiều xác thối lềnh bềnh, điểm xuyết là những bãi cứt người trôi theo dòng chẩy lững lờ ôi thơ mộng quá. trên nền tảng ấn giáo, một loạt tôn giáo sinh ra trên đất ấn. đáng kể nhất là phật giáo và kì na giáo (jaina/jainism) và yoga/yogism. tuy nhiên ngày nay người ta chỉ biết tới phật giáo, và biết tới yoga như một... môn thể thao. kì na giáo sinh ra trước phật giáo. trước kìa tại ấn độ, kì na giáo là tôn giáo lớn hơn, uy tín hơn phật giáo. điểm thú vị là, giống hệt giáo chủ phật giáo, giáo chủ kì na giáo cũng là một hoàng tử của một tiểu vương. cũng bỏ nhà đi bụi hệt tất đạt đa. tại sao cùng trên nền tảng tư tương ấn giáo mà kì na chỉ loanh quanh nơi nội địa còn phật giáo lại vượt được biên giới ấn, bành trướng được tư tưởng? có hai nguyên nhân. một, thủa trứng nước, phật giáo bị ấn giáo kì thị, coi là dị giáo, tà đạo (

22-05-2020: Chúng Ta Là Thời Gian

Hình ảnh
the shadows have surrounded him everything said goodbye to us, everything goes away memory does not stamp his own coin however, there is something that stays however, there is something that bemoans "we are the time" [*] - jorge luis borges [tạm dịch: bóng tối bao quanh anh. mọi thứ nói lời vĩnh biệt, mọi thứ biền mất. ký ức không lưu lại dấu vết của mình. thế nhưng, vẫn còn điều gì ở lại thế nhưng, vẫn còn điều gì thở than] bukowski nói rằng, với ông bóng tối là ánh sáng, khi bóng tối trùm kín căn phòng khách sạn rẻ tiền của ổng, đó là ánh bình minh. còn với borges thì bình minh là thứ vô dụng, ổng viết "rạng đông vô dụng tìm thấy tôi trong một ngõ phố hoang vắng. tôi dài hơn đêm". tôi dài hơn đêm, như một sự tiếc nuối, bất lực. tôi không thể ngắn hơn đêm nên ánh bình minh vô dụng và đáng ghét kia đã tìm thấy tôi. (tố hữu thì khác nhé. tố hữu bảo rằng "từ ấy trong tôi bừng nắng hạ. mặt trời chân lí chói trong tim". trong tim của tố h

29-05-2020

Hình ảnh
theo phật giáo, đời là kính thưa các loại khổ, trong đó có loại khổ gọi là “ái biệt li khổ” “lày lày các tỳ kheo, sinh là khổ, bệnh là khổ, già là khổ, chết là khổ, oán ghét gặp nhau là khổ; thân ái biệt li là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại năm uẩn chấp thủ là khổ” vậy làm lào để không vướng khổ biệt li? đoạn tuyệt gia đình, cha mẹ vợ con vứt hết, bồ bịch đá tất… v.v. không luyến ái thì không khổ li biệt. tin tốt ở đây là khi không yêu ai nữa ta có thể yêu tất cả. tình yêu lúc này cứ gọi là bao na bao na như bác hồ. có vẻ như phật giáo gặp mác giáo (marxism) ở điểm này. không có gia đình, ta có công xã. không có tổ quốc, thế giới đại đồng. tổ quốc của phật là niết bàn. tổ quốc của mác là toàn thế giới. “không thể chống lại lũ ngu vì chúng quá đông”, “kết thúc của khoa học là phật giáo”. hai quotes trên không thể phát ra từ cùng một cái mồm. nói câu một sẽ không nói câu hai, hoặc ngược lại. tôi nghĩ albert einstein không nói cả hai câu này nếu bộ óc ông ấy vĩ đại như ng

30-05-2020

Hình ảnh
socrates vĩ đại ra sao thì không cần nói thêm nhưng tuyên ngôn "tôi không biết gì ngoại trừ biết mình không biết gì" khiến ông vĩ đại hơn mọi đại triết gia khác. vì biết mình không biết gì nên mình cần nhăn trán: nghi ngờ và học hỏi. tôi không vĩ đại như socrates nhưng tôi cũng không biết gì ngoại trừ biết rằng mình không phải chó hít rắm. cũng như lũ ngu không bao giờ biết chúng ngu, lũ hít rắm cũng không bao giờ biết chúng đang hít rắm. chúng bá vai người nổi tiếng, chúng xưng tụng người nổi danh, chúng chụp hình chung với họ. nhớ rằng đây là bệnh chung, từ đông sang tây, từ kẻ hèn tới người sang. kẻ hèn thì chụp hình với thủ tướng, chủ tịch, kẻ không hèn lắm thì chụp với đám ba bị. nhưng tất cả đều là chó hít rắm. bởi chúng đang khẳng định chúng bằng những mối quan hệ. đéo có mối quan hệ. đéo có hình chụp đăng phây. chúng là con số không. chúng chết --- oil on cavas. 70cm x 90cm. không tên. vừa quét xong nhát cọ cuối cùng đã có người rước (lại phải khoe)

31-05-2020

Hình ảnh
x/ tôi sợ hãi sự hồn nhiên. tôi hoảng hốt trước sự thân mật. người ta luôn gọi vô duyên vô ý vô tứ là hồn nhiên và gọi sự suống sã tới thô bỉ là thân mật. x/ socrates thông thái bởi ông ấy không biết gì ngoại trừ biết mình không biết gì. chúng mình cũng thông thái bởi chúng mình biết tất cả ngoại trừ biết tự trọng x/ con người là động vật hướng dục. tình dục khác tính dục. tình dục là cái ta làm. tính dục là cái ta là. không cần có hành động tình dục chúng ta vẫn thể hiện dục tính. tình dục không nên là đề tài cấm kị và cũng không phải thứ mang ra khoe khoang. tin hay không thì tùy. ngay cả việc ăn ra sao, uống thế nào cũng thể hiện dục tính cá nhân, vì vậy không cần thiết lên phây khoe địt khỏe, khoe nhiều bồ lắm vợ trích "những suy tư vãi cứt" --- "ngoan hiền". oil on cavas (đã bán. khoe đấy)

01-06-2020

Hình ảnh
tôi thấy các văn thi họa sĩ thường hay nói rằng họ mần việc (xoáng toác) bằng cảm hứng. tôi không biết cảm hứng là cái gì, nó như thế nào. tôi viết không bằng cảm hứng (vì cảm hứng thì nên thơ quá), mà viết như là trả nợ cho mình. "trả nợ cho mình", nghe trầm trọng quá nhỉ? thật ra nó giản dị thôi. với tôi, viết là xả. một ý tưởng nảy sinh, tới độ ám ảnh, không viết ra không được, vì cái ý tưởng đó cứ lẩn quất trong đầu khiến mình không thể nghĩ điều gì khác. chỉ khi viết ra, ý tưởng ấy mới buông tha. viết xong, người nhẹ bẫng. cảm giác như thoát nợ (hơi kém nhã, nhưng nó giống với đi ỉa. buồn ỉa thì chỉ nghĩ tới đi ỉa. ỉa xong nhẹ người). chỉ vì phải cắt dom nên tôi đốc chứng ra vẽ. và tôi nhận ra rằng vẽ cũng giống với viết. có nhiều bức tranh tôi buộc phải vẽ. nếu không vẽ, cái khối hình thù màu sắc cứ lùng bùng trong đầu. rất khó chịu. vẽ xong, thở phào thoát nợ. bức tranh dưới đây là một trong những món nợ tôi trả cho tôi. nó là cảnh một góc nhỏ khu lấn biển tp rạc

Kẻ không có vợ là kẻ nhiều vợ nhất, kẻ không có bạn là kẻ tự do nhất

Hình ảnh
41/ đàn ông chinh phục. đàn bà thống trị 41/ khi đàn ông cưỡi lên bụng đàn bà, đó là lúc đàn bà ngồi lên đầu đàn ông nói về điều đó kẻ chinh phục bị thống trị nghe có vẻ như nghịch lý. đúng, nó là nghịch lí, nhưng rất nhiều khi nghịch lí là chân lí được thể hiện dưới vẻ duyên dáng nhất. sau khi tán tỉnh thành công, chàng (từ trai lóc chóc cho tới già điềm đạm) chẳng là gì khác ngoài con chó cún của nàng. cách ngày hay cách khác. kẻ chinh phục bị thống trị còn có tên gọi khác là “đồng hóa ngược”. chàng thể hiện phong cách (văn hóa, tri thức) của mình để chinh phục. kết cuộc muôn thủa: chàng sống theo phong cách của nàng. nhà nguyên, nhà thanh, những thế lực chinh phục nhưng bị đồng hóa ngược. các thế lực ngoại bang chinh phục người hán để rồi bị văn hóa hán thống trị. tương tự, nhà bắc chinh phạt nhà nam để rồi kết cuộc là sự thống trị của sầu tiếm thiệp hồng, là món ăn hanoi ngọt, béo, và kinh tởm 50/ kẻ không có vợ là kẻ nhiều vợ nhất. kẻ không có bạn là kẻ tự do nhất